Nhóm Nghiên cứu
Chống dịch COVID-1 Toàn cầu

Chuyên gia đề xuất 7 giải pháp khi chuyển trạng thái chống dịch

https://www.nguoiduatin.vn/chuyen-gia-de-xuat-7-giai-phap-khi-chuyen-trang-thai-chong-dich-a528875.html 


Theo chuyên gia y tế, việc Việt Nam chuyển hướng trong phòng, chống dịch Covid-19 là phù hợp. Tuy nhiên, phải có đánh giá nhiều chiều...


Liên quan tới việc chuyển hướng của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 từ không có ca bệnh sang thích ứng an toàn với dịch Covid-19, Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Huy (Khoa Y, Trường Bệnh Nhiệt Đới và Sức Khỏe Toàn Cầu, Đại học Nagasaki, Nhật Bản - thành viên nhóm nghiên cứu chống dịch Covid toàn cầu).


PV: Trong cuộc họp hôm 25/9, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và các địa phương đã thống nhất quan điểm chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch. Ông có đánh giá như thế nào khi Việt Nam chuyển trạng thái chống dịch?


PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Huy: Tôi cũng đồng tình với hướng giải quyết như thế, vì giãn cách theo Chỉ thị 16 và thậm chí là Chỉ thị 15 là quá lâu. Các giãn cách cấp độ nặng như thế này chỉ nên dùng khi bất khả kháng, trì hoãn thời gian để hồi phục và tăng cường các biện pháp chống dịch khác.


PV: Ban chỉ đạo Quốc gia đã có dự thảo hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 để các địa phương có đóng góp ý kiến ông có góp ý gì cho dự thảo này?


PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Huy: Cho dù chiến lược có thay đổi hay không, Việt Nam vẫn phải tìm mọi cách ngăn chặn sự lây nhiễm từ người này sang người khác để đảm bảo số người bệnh không vượt quá khả năng điều trị của các bệnh viện.


Để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm, chúng tôi kiến nghị Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch quốc gia, Bộ Y Tế, Sở Y tế và các cấp chống dịch trong cả nước đề ra biện pháp như sau: 


Thứ nhất, "Xét nghiệm RT-PCR SARS-CoV-2 miễn phí" cho tất cả những người nghi nhiễm Covid-19, bất kể có yếu tố dịch tễ hay không.


Thứ hai, tuyên truyền mạnh hơn nữa, liên tục cho người dân hiểu rõ và yêu cầu người dân, bất kỳ ai khi có một trong các triệu chứng sau đều phải khai báo y tế với cơ sở y tế địa phương và bắt buộc họ phải tự cách ly tại nhà, bất kể xét nghiệm âm tính: Sốt > 37,5°C; mất vị giác; mất khứu giác; trong gia đình, trong cùng một khu nhà trọ, chung cư, hay người làm việc cùng phòng có một trong ba các triệu chứng nêu trên.


Thứ ba, có chính sách khen thưởng cụ thể, rõ ràng (như quà tặng, tiền thưởng) cho người dân nào tự giác khai báo (càng sớm càng tốt). Nhờ đó, cơ quan chống dịch có thể truy vết và phát hiện được những ổ dịch có nhiều người trong cộng đồng.


Thứ tư, nghiêm cấm và phạt tất cả những ai, kể cả các nhân viên tham gia phòng chống dịch (nhân viên y tế, nhân viên canh gác, trực chốt, tình nguyện viên...) khi có các triệu chứng nhưng không tự giác khai báo y tế cho cơ quan quản lý gần nhất.


Thứ năm, chuyển mục tiêu "xét nghiệm đại trà" sang “xét nghiệm diện rộng có mục tiêu”: Xét nghiệm tất cả người dân mà gia đình của họ, người cùng xóm, cùng nhà trọ, cùng chung cư có một trong 3 triệu chứng đã nêu trên. Việc này giúp chúng ta phát hiện nhanh hơn, chính xác hơn, qua đó kịp thời đưa ra hướng xử lý cụ thể đối với các trường hợp F0, F1. Một ổ dịch 10-30 người sẽ có ít nhất 3-9 người có triệu chứng. Vì vậy, với chiến lược có chọn lọc như thế này, chúng ta sẽ phát hiện kịp thời các ổ dịch còn nhỏ để bóc tách các ca nhiễm Covid-19 ra khỏi cộng đồng với hiệu quả kinh tế ít tổn thất nhất.


Thứ sáu, duy trì việc truy vết hiệu quả. Chúng ta thành công suốt hơn một năm đầu tiên chống dịch là nhờ vào việc truy vết kịp thời, liên tục: dù dịch bùng nổ thế nào thì đội truy vết vẫn cố gắng truy vết hết F1, đồng thời có sẵn danh sách F2 để truy vết tiếp khi có kết quả xét nghiệm RT-PCR SARS-CoV-2 của F1 dương tính.


Thứ bảy, lập các tổ giám sát và đánh giá các biện pháp chống dịch: theo dõi, giám sát, đánh giá liên tục để biết được những khó khăn và biện pháp nào chưa được thực thi tốt, nhằm điều chỉnh và cải tiến cho phù hợp với thực trạng dịch bệnh tại khu vực, địa phương.


PV: Trong hướng dẫn tạm thời về việc thích ứng an toàn với dịch Covid-19 có 3 chỉ số. Trong đáng chú ý, ít nhất 80% người trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19. Ông đánh giá như thế nào?


PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Huy: Nhóm chúng tôi tìm kiếm xem có quốc gia nào đưa ra những yêu cầu tương tự hay không thì vẫn chưa tìm ra, mặc dù nhóm chúng tôi có thành viên tích cực trong hơn 40 quốc gia. Chúng tôi cũng sẽ đặt câu hỏi tại sao lại có nhưng con số như thế? tại sao 80% người trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vắc-xin mà không phải là 90%, chúng tôi cho rằng cần hơn 90% người dân tiêm đủ 2 liều vắc-xin để có miễn dịch cộng đồng.


PV: Làm thế nào các tỉnh, thành có thể đảm bảo được các tiêu chí mà Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 dự kiến đề ra? Điểm mấu chốt ở đây là gì?


PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Huy: WHO có hướng dẫn tổng quát và tôi lấy ví dụ Nhật Bản họ chủ yếu dựa vào số giường bệnh còn có thể tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 và Trung tâm hồi sức tích cực (ICU). Nhật Bản đã làm hơn một năm nay rất thành công. Họ trải qua 5 đợt dịch Covid-19 và lần này chỉ cần dùng tương đương Chỉ thị 19/15 cho các thành phố lớn để kéo 27.000 ca mỗi ngày xuống 3.000 ca mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng. Cụ thể, các tỉnh tại Nhật Bản theo dõi số ca nhập viện và xuất viện mỗi ngày. Khi đường biểu diễn xuất viện tăng dần trong 2 tuần và con số xuất viện vượt qua con số nhập viện là có thể chuyển từ chỉ thị 16 sang 15. Khi các bệnh viện chỉ chiếm 75% số giường cho Covid và ICU thì chuyển từ chỉ thị 15 sang 19.


PV: Vậy theo ông, Việt Nam cần phải làm gì để mở cửa an toàn?


PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Huy: Nguyên tắc là phòng bệnh hơn trị bệnh, ngay cả các quốc gia Anh và Mỹ có cơ sở trị bệnh hùng mạnh nhưng vẫn bị sóng dịch đè bẹp suốt vài tháng trong năm 2020. Lý do là vì lúng túng và thiếu kinh nghiệm chống dịch lây lan trong cộng đồng. Năm nay, đến lượt chúng ta trải qua tại Tp.HCM và các tỉnh miền Nam, do đó để mở cửa an toàn, chúng ta phải đánh giá được chúng ta thiếu biện pháp chống dịch thiết yếu nào? Biện pháp chống dịch nào làm kém hiệu quả? Biện pháp nào cần đẩy mạnh để bù đắp cho việc nới lỏng giãn cách.


PV: Xin cảm ơn những phân tích của ông!


Nhóm chuyên gia 'hiến kế' 7 giải pháp giúp Việt Nam chống dịch COVID-19 hiệu quả

Tác giả

___


https://soha.vn/nhom-chuyen-gia-hien-ke-7-giai-phap-giup-viet-nam-chong-dich-covid-19-hieu-qua-hon-20210927074054932.htm 


Nhóm nghiên cứu chống dịch COVID-19 toàn cầu vừa đưa ra những đề xuất thay đổi cho công cuộc phòng, chống dịch tại Việt Nam đạt được hiệu quả tối đa.


Bất cập trong công tác chống dịch

Từ tháng 03/2021 đến nay, chúng ta đã có tổng cộng 3 chỉ thị (CT-15, 16 và 19), nhiều biện pháp và quy định mới để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước.


Tuy nhiên, do số lượng các chỉ thị (cùng với 3 chỉ thị có trước đó là 10, 11, và 12 chỉ cho biện pháp giãn cách), biện pháp và mô hình phòng chống dịch được đưa vào áp dụng nhanh chóng và có nhiều thay đổi trong thời gian ngắn gây ra nhiều khó khăn và bất cập trong công tác thực hiện.


Vào đợt dịch này, chúng ta lại đưa ra các chỉ số để quy định vùng xanh, vàng, đỏ trong cùng một thành phố và tỉnh khá phức tạp mà chưa một quốc gia nào đã và đang thực hiện. Để thoát ra khỏi giãn cách, một loạt chỉ số tính toán rất phức tạp được đề nghị cho mỗi tỉnh thành, từ các nhà nghiên cứu đến các địa phương đều rất khó khăn để thi hành.


Trong khi đó, Nhật Bản đưa ra tiêu chuẩn giảm mức độ giãn cách rất đơn giản dựa vào số giường bệnh và ICU còn trống để có thể tiếp nhận bệnh nhân mới gia tăng sau khi gỡ bỏ giãn cách.


Việc đề xuất nhiều đổi mới trong công tác phòng chống dịch nhưng không đi đôi với việc tập huấn đồng bộ cùng với trình độ cán bộ cấp dưới không đồng đều, thiếu kinh nghiệm dẫn đến việc chưa theo kịp để có thể ứng phó tốt với tình hình dịch bệnh thực tiễn.


Thay đổi để thực hiện hiệu quả hơn

Từ những bất cập nêu trên, các chỉ thị và biện pháp chống dịch khi được đưa ra cần có những thay đổi để việc thực hiện được hiệu quả hơn, cụ thể:


Thứ nhất, các chỉ thị cần phải thống nhất, đơn giản, dễ hiểu để người dân có thể dễ dàng thực hiện. Tránh việc có quá nhiều chỉ thị gây ra nhầm lẫn và khó khăn trong việc tiến hành thực hiện, như điều chỉnh lại 3 mức độ giãn cách và dùng mức độ 1, 2, và 3 cho người dân dễ hiểu.


Thứ hai, đi kèm theo đó cần có hướng dẫn cụ thể thông qua những hạng mục cần hoàn thành và thực hiện kiểm tra mỗi ngày ứng với từng đơn vị, cấp phường, xã, thành phố và cho từng đối tượng thực hiện khác nhau trong xã hội (ví dụ như các hạng mục cần thiết lập và kiểm tra hàng ngày tại khu cách ly).


Thứ ba, lựa chọn những tiêu chuẩn đơn giản dễ hiểu, hợp lý, và có tính khả thi cho mọi địa phương dựa vào kinh nghiệm của các nước đi trước đã thành công. Ví dụ tại sao Nhật Bản chỉ cần 1 tháng giãn cách theo chỉ thị giữa 19 và 16 tại các thành phố lớn đã khống chế dịch từ 27,000 ca xuống 3000 ca mỗi ngày.


Thứ tư, các biện pháp chống dịch trước khi đưa vào thực hiện rộng rãi trong cộng đồng cần được phản biện bởi các chuyên gia và nhà khoa học để có thể phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh trong nước. Việc làm trên nhằm tránh tình trạng thay đổi chiến lược liên tục làm các cấp chính quyền và người dân khó khăn trong việc nắm bắt và thực hiện (ví dụ như Nhật hầu như không có một chỉ thị hay biện pháp nào thay đổi trong hơn một năm nay. Họ chỉ nâng mức độ giãn cách tương đương với chỉ thị 19 lên chỉ thị 16, đồng thời các biện pháp khác gần như giữ nguyên, nhưng họ đã ngoạn mục vượt qua 5 sóng dịch).


Thứ năm, cần tổ chức các đợt tập huấn một cách đồng bộ thường xuyên mỗi tuần thông qua hình thức hội nghị trực tuyến bởi các cấp và được giám sát bởi cấp chống dịch cao hơn. Để thực hiện, Ban chỉ đạo phòng chống dịch cần xây dựng mạng lưới đội ngũ độc lập huấn luyện các cấp chống dịch từ Tỉnh xuống tới phường xã.


Thứ sáu, thực hiện tuyển thêm và tập huấn cho những người thực hiện nhiệm vụ truy vết tiếp xúc các đối tượng tiếp xúc gần với người dương tính với SARS-CoV-2. Việc truy vết có tầm quan trọng trong việc xác định nguồn lây bệnh và cách ly người có yếu tố nguy cơ về dịch tễ nhằm giúp giảm sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.


Thứ bảy, nghiên cứu các quốc gia đã trải qua dịch lan rộng trong cộng đồng để tìm hiểu tại sao họ thành công (hay thất bại) khi vượt qua các cơn sóng dịch.

Hệ thống phát hiện người nhiễm Covid-19 tại Việt Nam bị hở:
Kiến nghị 7 giải pháp cấp bách

Tác giả:


https://kinhtevadubao.vn/he-thong-phat-hien-nguoi-nhiem-covid-19-tai-viet-nam-bi-ho-kien-nghi-7-giai-phap-cap-bach-19157.html


Việt Nam thiếu sót các biện pháp nhằm phát hiện người nhiễm COVID-19 nếu xuất hiện F0 không rõ nguồn gốc trong cộng đồng. Nhóm nghiên cứu kiến nghị 7 giải pháp cấp bách để chặn nguồn lây từ F0, bởi nếu thiếu biện pháp mạnh có thể dẫn đến tình trạng dịch không thể kiểm soát được trong cộng đồng.


Việt Nam là một trong những quốc gia chọn phương pháp chống dịch theo chiến lược Zero COVID Control, nghĩa là hướng đến sàng lọc, phát hiện kịp thời nhằm không để có trường hợp nhiễm COVID-19 nào trong cộng đồng. Như chúng tôi đã phân tích trên Tạp chí khoa học (Front Public Health. 2021 Jul 21;9:583655. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34368034/), Việt Nam là một trong những quốc gia chống dịch tốt nhất cho tới thời điểm sóng dịch (wave) lần này. Trong giai đoạn COVID-19 chưa xâm nhập vào cộng đồng, Việt Nam làm khá tốt các biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn thiếu sót các biện pháp nhằm phát hiện người nhiễm COVID-19 nếu xuất hiện F0 không rõ nguồn gốc trong cộng đồng. Chính vì vậy, các ổ dịch bị phát hiện khá trễ, thông qua những lần xét nghiệm tình cờ hay chỉ khi bệnh nhân nhập viện. Ví dụ như trường hợp phát hiện ổ dịch lớn ở Đà Nẵng vào tháng 7/2020 đã lây qua rất nhiều chu kỳ và tình cờ phát hiện khi có người nhập viện.




Chính vì số quốc gia theo đuổi chiến lược Zero COVID Control và truy vết mức độ rất cao như Việt Nam là rất ít, cho nên hầu như không có nghiên cứu hay tổ chức nào chỉ ra vấn đề cần thiết là phải có biện pháp phát hiện sớm ổ dịch trong cộng đồng, dự phòng khi phòng tuyến cách ly ca nhập khẩu và truy vết không hết. Tuy nhiên, chúng tôi đã kịp thời nhận ra từ rất sớm và viết bài trên trang cá nhân Facebook vào ngày 20/3/2020 để đề nghị phương pháp phát hiện sớm trong cộng đồng (Hình 1). Sau đó, chúng tôi đã cập nhật và bổ sung sau khi dịch ở Đà Nẵng xảy ra (Hình 2).


Ngày 21/6/2021, WHO đã ra văn bản hướng dẫn các quốc gia làm xét nghiệm RT-PCR SARS-CoV-2 cho tất cả những người nghi nhiễm (Hình 3). Hiện tại, ở Việt Nam, mặc dù nhiều địa phương đã chủ động xét nghiệm trên diện rộng hơn và các bệnh viện đã tiến hành xét nghiệm sàng lọc cho tất cả các bệnh nhân, chúng ta vẫn còn thiếu các văn bản chính thức quy định cũng như hướng dẫn các cơ sở địa phương thực hiện xét nghiệm RT-PCR SARS-CoV-2 cho tất cả những người nghi nhiễm COVID-19. Hơn nữa, người dân chưa hiểu được việc khai báo y tế khi họ có các triệu chứng nghi nhiễm COVID-19, trong khi đây là một trong những biện pháp rất cần thiết trong công tác phòng chống dịch.


Gần đây, kết quả điều tra của chúng tôi ghi nhận một thực tế: người dân thường không cho rằng mình bị nhiễm bệnh do không có yếu tố dịch tễ, đặc biệt là khi họ đã tuân thủ ở yên trong nhà (báo cáo của nhóm sinh viên giúp truy vết chống dịch của Đoàn Trường đại Học Y Dược TP. HCM). Vì thế, họ không tự giác khai báo y tế và những trường hợp này chỉ được phát hiện nhiễm COVID-19 thông qua việc truy vết, tình cờ đi khám bệnh định kỳ, hay có bệnh cần nhập viện. Cũng chính vì vậy, những người này vẫn cố gắng tham gia sinh hoạt cộng đồng bình thường như giao hàng, đi làm, canh gác, trực chốt, tình nguyện viên, giao tiếp, hội họp... Từ đó, họ trở thành nguồn lây nhiễm mạnh và không thể kiểm soát được trong cộng đồng.


Cho dù chiến lược có thay đổi hay không (từ Zero-COVID sang "sống lâu dài với COVID"), Việt Nam vẫn phải tìm mọi cách ngăn chặn sự lây nhiễm từ người này sang người khác để đảm bảo số người bệnh không vượt quá khả năng điều trị của các bệnh viện. Để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm, chúng tôi kiến nghị Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Quốc Gia, Bộ Y Tế, Sở Y tế và các cấp chống dịch trong cả nước đề ra biện pháp và thực thi như sau:


Thứ nhất, ra văn bản chính thức "Xét nghiệm RT-PCR SARS-CoV-2 miễn phí" cho tất cả những người nghi nhiễm COVID-19, bất kể có yếu tố dịch tễ hay không.


Thứ hai, tuyên truyền mạnh hơn nữa, liên tục cho người dân hiểu rõ và yêu cầu người dân, bất kỳ ai khi có một trong các triệu chứng sau đều phải khai báo y tế với cơ sở y tế địa phương và bắt buộc họ phải tự cách ly tại nhà, bất kể xét nghiệm âm tính: Sốt > 37,5°C; Mất vị giác; Mất khứu giác; Trong gia đình, trong cùng một khu nhà trọ, chung cư, hay người làm việc cùng phòng có một trong ba các triệu chứng nêu trên.


Thứ ba, có chính sách khen thưởng cụ thể, rõ ràng (như quà tặng, tiền thưởng) cho người dân nào tự giác khai báo (càng sớm càng tốt). Nhờ đó, cơ quan chống dịch có thể truy vết và phát hiện được những ổ dịch có nhiều người trong cộng đồng.


Thứ tư, nghiêm cấm và phạt tất cả những ai, kể cả các nhân viên tham gia phòng chống dịch (nhân viên y tế, nhân viên canh gác, trực chốt, tình nguyện viên...) khi có các triệu chứng sau nhưng không tự giác khai báo y tế cho cơ quan quản lý gần nhất: Biểu hiện một trong 3 triệu chứng: sốt > 37.5°C, mất vị giác, mất khứu giác; Khi có người trong gia đình, trong cùng một khu nhà trọ, chung cư, hay người làm việc cùng phòng có một trong ba triệu chứng nêu trên.


Thứ năm, chuyển mục tiêu "xét nghiệm đại trà" sang “xét nghiệm diện rộng có mục tiêu”: xét nghiệm tất cả người dân mà gia đình của họ, người cùng xóm, cùng nhà trọ, cùng chung cư có một trong 3 triệu chứng đã nêu trên. Việc này giúp chúng ta phát hiện nhanh hơn, chính xác hơn, qua đó kịp thời đưa ra hướng xử lý cụ thể đối với các trường hợp F0, F1. Một ổ dịch 10-30 người sẽ có ít nhất 3-9 người có triệu chứng. Vì vậy, với chiến lược có chọn lọc như thế này, chúng ta sẽ phát hiện kịp thời các ổ dịch còn nhỏ để bóc tách các ca nhiễm COVID-19 ra khỏi cộng đồng với hiệu quả kinh tế ít tổn thất nhất.


Thứ sáu, duy trì việc truy vết hiệu quả. Chúng ta thành công suốt hơn một năm đầu tiên chống dịch là nhờ vào việc truy vết kịp thời, liên tục: dù dịch bùng nổ thế nào thì đội truy vết vẫn cố gắng truy vết hết F1, đồng thời có sẵn danh sách F2 để truy vết tiếp khi có kết quả xét nghiệm RT-PCR SARS-CoV-2 của F1 dương tính.


Thứ bảy, lập các tổ giám sát và đánh giá các biện pháp chống dịch: theo dõi, giám sát, đánh giá liên tục để biết được những khó khăn và biện pháp nào chưa được thực thi tốt, nhằm điều chỉnh và cải tiến cho phù hợp với thực trạng dịch bệnh tại khu vực, địa phương (Hình 4).


Nhiều báo cáo ghi nhận một thực tế rằng, hiện các khu cách ly rất thiếu nhân lực kiểm soát nên quy tắc 5K và ý nghĩa cách ly không còn được đảm bảo, duy trì, dẫn đến việc lây nhiễm chéo rất nhiều. Chỉ thị từ cấp trên đưa xuống cơ sở địa phương thì bị “biến tướng”, mỗi nơi thực hiện một kiểu. Chúng ta thiếu hẳn việc phân công nhắc nhở, giám sát, xử phạt khi người lấy mẫu xét nghiệm không đảm bảo tuân thủ nguyên tắc an toàn, dẫn đến sự lây nhiễm chéo cho cả người được lấy mẫu xét nghiệm và mẫu nghiệm phẩm. Vì vậy, mỗi cấp chống dịch nên thành lập một tổ giám sát và cung cấp nhiều đường dây nóng, giúp người dân cùng theo dõi, phát hiện, phản ánh nhanh chóng, kịp thời (xin tham khảo cách làm của cảnh sát giao thông). Các tổ giám sát nên hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban chỉ đạo phòng chống dịch trực thuộc cơ quan để kịp thời đưa ra các hành động giải quyết, xử lý thưởng hay phạt. Ngoài ra, tổ giám sát cần có thêm kênh thông tin trao đổi với các nhà khoa học để cùng nhau đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch.


Tóm lại, theo hướng dẫn chống dịch COVID-19 của WHO và rút kinh nghiệm từ các quốc gia khác, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thu thập nhiều thông tin, dữ liệu, từ đó ghi nhận rằng, việc chống dịch ở Việt Nam hiện nay đang phải đối đầu với rất nhiều vấn đề khó khăn. Vì vậy, chúng tôi đưa ra khuyến nghị gồm 7 vấn đề cấp bách cần làm ngay. Đặc biệt, chúng tôi sẽ cung cấp danh sách từng biện pháp cần theo dõi và đánh giá (checklist) cho từng cấp và cho cả tổ giám sát của mỗi cấp để bảo đảm việc thực thi từng biện pháp một cách an toàn và hiệu quả.


(*) Nhóm tác giả có thể theo dõi và phân tích mỗi ngày để phát hiện ổ dịch (điểm giao lưu) giữa những người có cùng triệu chứng nghi nhiễm.




Lây nhiễm chéo trong khu cách ly chiếm tỷ lệ cao trong tổng ca F0 hàng ngày:
BS đề xuất danh mục những biện pháp phòng chống

Tác giả:


https://soha.vn/lay-nhiem-cheo-trong-khu-cach-ly-chiem-ty-le-cao-trong-tong-ca-f0-hang-ngay-bs-de-xuat-danh-muc-nhung-bien-phap-phong-chong-20210918022107606.htm 


Bên cạnh việc phòng chống dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng thì việc lây nhiễm chéo các ca bệnh trong khu cách ly ngày càng nhiều. Vì vậy, cần phải quản lí chặt chẽ, chia khu cách ly theo tiêu chuẩn để có thể tránh cũng như hạn chế tối đa vấn đề này.


Nhiều nguyên nhân chính cộng hưởng

Thời gian qua, nước ta cơ bản đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh, số lượng F0 đã giảm sâu hơn so với trước đây cũng như các ca bệnh F0 được điều trị khỏi bệnh tăng. Tuy nhiên, gần đây, lại có một vấn đề phát sinh, số F1 chuyển thành F0 tăng trong các khu cách ly tập trung chiếm tỷ lệ cao so với tổng số ca F0 ghi nhận trong ngày.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly là do ý thức của người dân, do cơ sở vật chất khu cách ly chưa đạt yêu cầu và còn cả hiện tượng buông lỏng quản lí của cán bộ tại khu cách ly. Bên cạnh những khu cách ly đạt chuẩn, vẫn còn đó nhiều khu cách ly không có điều kiện, không đủ tiêu chuẩn để phòng lây nhiễm.

Có thể dễ dàng nhận thấy, nhiều khu cách ly, có nhiều hiện tượng người dân còn lơ là, chưa có ý thức phòng dịch như:

Nhiều khu cách ly không có điều kiện, không đủ tiêu chuẩn để phòng lây nhiễm như  khoảng cách giữa các giường, số lượng người phòng cùng một phòng, không có đồ bảo hộ bảo vệ sự an toàn cho cán bộ làm việc tại khu cách ly....

Về nhà vệ sinh, nhiều cơ sở cách ly tại các trường tiểu học, sân vân động, nhà thiếu nhi.. sử dụng nhà vệ sinh chung, điều này dễ dàng làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly.

Chi tiết biện pháp cần thiết

Vì vậy, điều quan trọng cần làm là xây dựng và phân loại chia khu các khu thành các khu vực riêng biệt theo tiêu chuẩn. Việc thực hiện tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh, cơ sở vật chất của từng địa phương nhưng phải tuân theo tiêu chuẩn đề ra.

Chúng tôi dựa vào tài liệu của WHO, CDC của Mỹ và các nguồn bài viết thực tế tại Việt Nam để tổng kết và phát triển danh mục cần kiểm tra cho các nhân viên y tế quản lý khu cách ly, nhằm bảo đảm an toàn tránh lây nhiễm cho mọi người.